Ngạt mũi hay nghẹt mũi thường xảy ra mỗi khi chúng ta bị ốm hoặc cúm nhưng bạn có biết tại sao hiện tượng này chỉ xảy ra ở 1 bên mũi mà không phải cả 2 bên không? Hãy cùng bigcongnghe tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
Tại sao mũi chỉ bị ngạt 1 bên mà không phải cả 2 bên cùng lúc?
Mỗi khi bị ốm hay cảm cúm, chúng ta thường hay bị ngạt mũi. Nhưng khó hiểu nhất là ngạt mũi lại chỉ xảy ra ở 1 bên mũi thôi. Điều khiến chúng ta cực kỳ khó chịu, đặc biệt là lúc ta nằm ngủ.
Vậy tại sao lại chỉ có 1 bên mũi bị ngạt mà không phải cả hai cùng lúc?
Để lý giải hiện tượng này, chúng ta phải biết cơ chế hoạt động của mũi. Sự thật là chúng ta luôn thở bằng một bên mũi mạnh hơn. Hai lỗ mũi thay phiên nhau thở mạnh hơn chứ không cân bằng. Quá trình này do hệ thần kinh điều khiển mũi theo chu kỳ để tác động vào từng bên mũi.
Trong khoảng từ 3 – 6 tiếng, một lượng máu được bơm dồn vào một bên mũi gây tắc nghẽn. Sau đó, hệ thống thần kinh sẽ đưa ra tín hiệu “đổi bên”, lưu lượng máu sẽ chuyển sang cánh mũi còn lại. Cánh mũi bên này mở thì cánh mũi bên kia tự động đóng lại.
Chu kỳ này diễn ra vài lần trong ngày nhưng chúng ta chỉ nhận ra khi bị ốm hoặc cảm cúm.
Khi bị ốm hoặc cúm bạn thấy khó thở, ngạt một bên mũi là do sự sung huyết luân phiên giữa 2 cánh mũi, máu tập trung nhiều ở một bên mũi, tạo thành một chiếc túi phình che mất đường thở. Máu bị tắc nghẽn càng nhiều khi bạn nằm nghiêng về phía bên mũi đang bị bịt kín khiến tình trạng nghẹt mũi càng nặng hơn.
Tuy nhiên, nếu tình trạng bị ngạt 1 bên mũi kéo dài mà không phải do bạn bị cúm, ốm… thì bạn cũng nên chú ý tới nguyên nhân bị lệch vách ngăn mũi, viêm xoang, polyp mũi hay dị ứng.
Tóm lại, việc bị ngạt mũi khi bị ốm hoặc cúm chỉ là hoạt động luân phiên của 2 bên mũi mà thôi. Nhưng nếu tình trạng bị ngạt một bên mũi kéo dài mà không phải do bạn bị cúm, ốm… thì bạn nên đi khám để xác định được nguyên nhân cụ thể và được chữa trị kịp thời bởi rất có thể bạn bị lệch vách ngăn mũi, viêm xoang, polyp mũi hay dị ứng…
Một số cách khắc phục ngạt mũi
Trước hết cần biết được nghẹt mũi do đâu, từ nguyên nhân mà có biện pháp điều trị và khắc phục hiệu quả:
– Trường hợp nghẹt mũi do cấu trúc mũi bất thường: Cần giải quyết nguyên nhân, bằng cách tạo hình vách ngăn mũi, loại bỏ polyp và khối u ở mũi…
– Nếu nghẹt mũi do nhiễm vi sinh vật như viêm mũi xoang cần điều trị triệt để bằng thuốc điều trị nguyên nhân do vi khuẩn hay do nấm.
– Do viêm mũi dị ứng: Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm bớt lượng kháng nguyên bề mặt.
– Do cảm cúm: Chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng, thường sau khoảng 7-10 ngày sẽ tự khỏi.
– Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, nếu có tác dụng phụ làm người bệnh khó chịu cần thông báo với bác sĩ điều trị.
– Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khói bụi, không hút thuốc lá.
– Tránh căng thẳng kéo dài bằng cách ngủ đủ giấc, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga…
Một số biện pháp làm giảm ngạt mũi khi ngủ khác
– Kê gối cao khi ngủ: Người bệnh không được kê gối cao quá, trong trường hợp mắc một số bệnh lý ở cột sống cổ thì không nên áp dụng. Chỉ gối cao hơn bình thường một chút và khi hết nghẹt mũi thì không nên tiếp tục gối cao vì sẽ ảnh hưởng tới cột sống cổ.
– Vệ sinh mũi với nước muối sinh lý ấm: Vệ sinh mũi bằng nước muối có thể làm nhiều lần trong ngày với mục đích làm loãng dịch nhầy, dịch nhầy dễ dàng thoát ra ngoài, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
– Tắm nước ấm: Giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, loãng dịch nhầy và giúp dịch nhầy dễ dàng thoát ra khi chúng ta đứng tắm.
– Xông mũi: Có thể xông mũi bằng tinh dầu hay bằng nước muối sinh lý hay thậm chí là nước sạch giúp thông thoáng đường thở, loãng dịch nhầy và giúp tinh thần bớt mệt mỏi căng thẳng.
Lời kết
Hi vọng với những chia sẻ của bigcongnghe đã giúp bạn hiểu được lý do “tại sao khi cúm, mũi chỉ bị ngạt 1 bên”. Hãy theo dõi chúng mình để có thể cập nhật được thêm nhiều kiến thức bổ ích và thú vị về sức khoẻ bạn nhé.