Những lợi ích và tác hại của việc chơi game online

Với sự phát triển của công nghệ, chơi game đã trở thành một loại hình giải trí phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích của chơi game thì nghiện game cũng trở thành vấn đề khiến nhiều người lo ngại. Vậy làm thế nào để cân bằng lợi ích và tác hại của chơi game?

Nội dung

1. Lợi ích và tác hại của chơi game online là gì?

Có rất nhiều người lớn và giáo viên thường hỏi: “Theo em chơi game có lợi và có hại gì?”. Thì sau đây là những phân tích chi tiết về lợi ích và tác hại của game online.

1.1 Những lợi ích không tưởng của chơi game

Lợi ích về tinh thần

Có nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa chơi loại game yêu thích và việc cải thiện tâm trạng và gia tăng những cảm xúc tích cực. Ví dụ, khi chơi các game đơn giản, dễ chơi như xếp hình, giải đố… người chơi sẽ hoàn toàn thư giãn, giảm thiểu lo âu và căng thẳng.

Giúp cải thiện khả năng phản xạ

Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra: việc chơi các game nhập vai có các pha hành động cường độ cao sẽ cải thiện khả năng phản xạ của người chơi. Việc bạn phải xử lý những tình huống đòi hỏi sự chính xác cũng như nhanh nhạy khi tương tác giữa người chơi và game còn giúp cho sự kết hợp giữa mắt và bàn tay linh hoạt hơn.

Điều này sẽ giúp tăng khả năng phản xạ khi bạn chơi các môn thể thao ngoài trời hay xử lý những trường hợp cần phản xạ cực nhanh trong cuộc sống thực tế hàng ngày.

Cải thiện tư duy

Lợi ích và tác hại của game còn phụ thuộc vào từng thể loại game. Một số game đưa ra các thử thách từ dễ như ăn cháo đến khó cùng cực sẽ yêu cầu người chơi phải tư duy bằng cả bộ óc nhạy bén của mình. Và từ đó vạch ra những chiến lược và kế hoạch hợp lý, ‘hạ gục’ mọi khó khăn của trò chơi. Trong thực tế, đây là một cách rèn luyện tư duy và hoạch định chiến lược trong công việc thực tế.

Chơi game giúp giảm đau và điều trị bệnh

Lại thêm 1 nghiên cứu khoa học ghi nhận lợi ích của chơi game online. Lần này là của các nhà tâm lý học thuộc Đại Học Washington kết luận rằng chơi game ngoài khả năng giải trí thông thường còn có thể giúp làm giảm những cơn đau, cả về thể xác lẫn tinh thần.

Trong 1 nghiên cứu về tác động của trò chơi điện tử từ Đại học Utah (Hoa Kỳ) vào năm 2012 có chỉ ra rằng việc chơi game có thể điều trị 1 số căn bệnh mãn tính ở đối tượng trẻ em mắc bệnh tự kỷ hoặc bệnh Parkinson.

Nghiên cứu này cũng chứng minh rằng với 1 số trò chơi nhất định dành riêng cho việc nghiên cứu thực tế có nhiều tác động tích cực, cải thiện khả năng phản hồi, giao tiếp ở những trẻ em mắc bệnh.

1.2 Tác hại của chơi game online

Lợi ích và tác hại của chơi game tùy thuộc vào cách bạn chơi game. Nhưng không thể phủ nhận rằng, chơi game sẽ kèm theo các tác động tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống như:

Tăng nguy cơ béo phì:

Nguyên nhân gây ra béo phì là trẻ em chơi game quá nhiều thường ngồi lì một chỗ, ít vận động, sử dụng các loại đồ ăn nhanh và các loại nước ngọt một cách mất kiểm soát.

Tổn hại xương khớp:

Khi chơi điện tử, lặp đi lặp lại động tác ấn ngón tay vào bàn phím hoặc nút điều khiển, việc này sẽ nguy cơ tổn thương gân duỗi ngón cái. Ngồi lâu một chỗ và lười vận động khiến tăng các tổn thương cột sống, thoái hóa xương cổ, thoát vị đĩa đệm…

Cận thị, loạn thị:

Tập trung vào màn hình nhiều giờ liền để chơi game sẽ gây mỏi mắt do mắt phải điều tiết nhiều. Ngoài ra những yếu tố như khoảng cách từ mắt tới màn hình không đảm bảo… khiến người chơi nhìn mờ, nheo mắt, nhức mắt. Về lâu dài gây cận thị, loạn thị…

Gây ảo giác:

Với người nghiện game, chơi game online là hoạt động chính mỗi ngày. Họ thường dành hơn 8 – 10 giờ mỗi ngày để chơi game. Khi không thể chơi game, họ sẽ suy nghĩ, tưởng tượng hoặc mơ mộng về trò chơi thay vì làm các hoạt động khác. Nhiều người bị căng thẳng, bứt rứt khi không được chơi game. Một số trường hợp xuất hiện ảo giác, gia tăng hành vi bạo lực.

Ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống:

Việc dành nhiều thời gian cho việc chơi game làm người chơi mất dần thích thú với các hoạt động giải trí khác và lơ đãng đi các nhiệm vụ bắt buộc hàng ngày, điều này dẫn đến sự giảm sút trong việc học tập, làm việc, chăm sóc bản thân.

2. Cân bằng giữa tác hại và lợi ích của việc chơi game online

Làm thế nào để cân bằng giữa lợi ích và tác hại của chơi game online để tăng chất lượng cuộc sống? Bạn có thể thực hiện một số lời khuyên sau đây:

Giới hạn thời gian chơi game online

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian chơi game có ảnh hưởng trực tiếp tới nguy cơ bị nghiện game. Vì vậy giới hạn thời gian chơi game là bước đầu tiên trong việc cân bằng giữa lợi ích và tác hại của chơi game.

Đối với những người nghiện game, bạn không nên dừng chơi đột ngột. Bạn cần cho mình thời gian thích ứng. Thay vì dừng chơi game đột ngột, bạn hãy giảm dần thời lượng trong ngày dành cho nó. Bạn có thể tự đặt quy định về thời gian để chơi game và nghiêm túc thực hiện. Thời gian cứ giảm dần cho đến khi bạn cảm thấy có thể kiểm soát được việc chơi game của bản thân.

Chơi thể thao

Để giữ cân bằng cho bản thân, mỗi người chơi gmae cần biết cách tự kiểm soát hành vi chơi game của mình. Bạn có thể có các khoảng nghỉ khi chơi game quá lâu hoặc không tiếp tục chơi nếu cơ thể mệt mỏi. Bên cạnh đó, thay vì chơi game, bạn nên tham gia các hoạt động thể thao khác. Bởi chơi thể thao cũng mang tính tính phân cao thấp, và sẽ đem lại cho người chiến thắng cảm giác phấn khởi. Đồng thời, chơi thể thao giúp tăng cường sức bền, sự dẻo dai và khỏe mạnh cho cơ thể.

Hỗ trợ từ gia đình

Bố mẹ và những người thân có vai trò quan trọng trong việc giảm tác hại của chơi game với con em mình. Thay vì tranh cãi, trách mắng con cái khi chúng chơi game thì hãy thử cùng con trải nghiệm trong thế giới ảo để tạm thời trở thành “đồng minh” của con. Từ đó, bố mẹ có thể tăng cường sự gần gũi với con trẻ và chúng sẽ dễ dàng chấp nhận các quy định bố mẹ đặt ra về việc chơi game.

Kết luận: Giống như các hoạt động giải trí khác, người chơi luôn đối mặt với những lợi ích và tác hại của chơi game. Đôi khi giữa lợi ích và nguy cơ chỉ cách nhau một lằn ranh. Quyết định có bước qua giới hạn mong manh đó hay không nằm chính ở sự lựa chọn của bạn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *