Cách khắc phục máy tính không có chế độ sleep trên Win 10

Chế độ Sleep trên Windows là một trong những tính năng cực kỳ hữu ích với những người dùng máy tính với tần số lặp đi lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên sau khi nâng cấp lên Windows 10, nhiều người dùng phản ánh rằng máy tính không có chế độ sleep. Vậy làm sao để khắc phục lỗi này, mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Chế độ Sleep có sẵn trong các phiên bản hệ điều hành của máy tính. So với chế độ Hibernation – chế độ đưa máy tính rơi vào trạng thái nghỉ hoàn toàn (Còn được gọi là ngủ đông), thì Sleep là chế độ sẽ tiết kiệm lượng pin nhưng vẫn có thể tiếp tục thực hiện công việc trên máy tính bằng cách nhấn bất kỳ phím nào hoặc di chuột. Tuy nhiên khi update lên Windows 10, nhiều máy tính không có chế độ Sleep. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách khắc phục lỗi này:

Nội dung

1. Sử dụng Troubleshooting để khắc phục lỗi máy tính không có chế độ sleep

Bước 1: Mở Control Pannel > Chọn Troubleshooting.

Chọn Troubleshooting
Chọn Troubleshooting

Bước 2: Click chọn View All để xem toàn bộ các tiến trình.

Bước 3: Lựa chọn lần lượt Power và System Maintenance để hệ thống tìm lỗi.

Bước 4: Nhấn Next để tiếp tục.

Đợi hệ thống tìm kiếm lỗi.

Bước 5: Quá trình kết thúc, bạn nhấn Close để đóng cửa sổ.

Lưu ý: Thực hiện tương tự với mục System Maintenance, sau khi kiểm tra xong bạn hãy khởi động lại máy tính và kiểm tra xem lỗi máy tính không có chế độ sleep đã được khắc phục hay chưa.

2. Thay đổi cài đặt Power Plan

Để khắc phục lỗi máy tính không có chế độ Sleep, giải pháp mà bạn có thể nghĩ đến là thay đổi cài đặt Power Plan. Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Click chọn nút Start, sau đó chọn tùy chọn Settings.

Bước 2: Trên cửa sổ Settings, chọn System => Power & options.

Bước 3: Hãy chắc chắn rằng tùy chọn Sleep đã được thiết lập giá trị. Click chọn tùy chọn Additional power settings để truy cập Additional power settings.

Bước 4: Từ mục Preferred Plan, click chọn Change plan settings nằm kế bên các Plan (Balanced (recommended), High performance, or Power saver) mà bạn đang sử dụng trên máy tính Windows 10 của mình.

Bước 5: Trên cửa sổ Edit Plan settings, click chọn link Change advanced power settings.

Bước 6: Lúc này trên màn hình sẽ xuất hiện hộp thoại Power Options. Để khắc phục lỗi máy tính không có chế độ Sleep trên Windows 10, bạn chỉ cần mở rộng tất cả các cài đặt để tìm và kích hoạt chế độ Sleep mode trên tất cả cài đặt.

Bước 7: Vào Multimedia settings => When sharing media và chọn Allow the computer to sleep, sau đó click chọn OK để áp dụng thay đổi.

Trong trường hợp nếu không muốn mở rộng tất cả các cài đặt để kiểm tra chế độ Sleep đã được kích hoạt hay chưa, bạn chỉ cần click chọn Restore to Defaults để khắc phục lỗi.

3. Kiểm tra Power Requests để sửa lỗi máy tính không có chế độ sleep

Bước 1: Gõ CMD vào mục Tìm kiếm > Nhấn Run as Administrator để mở bằng quyền Admin.

Bước 2: Nhận lệnh “powercfg –requests” trong cửa sổ Command Prompt > Nhấn Enter.

Nếu nhìn thấy SRVNET nghĩa là có một yêu cầu dịch vụ được gửi đến bởi ứng dụng nào đó đang chạy. Bạn có thể kiểm tra ứng dụng nào đang chạy từ Task Manager và đóng ứng dụng lại.

Sau khi thao tác xong, bạn khởi động lại thiết bị mà xem kết quả đã được khắc phục hay chưa. Nếu chưa, mời bạn tham khảo thêm các cách ở dưới.

4. Update Driver Chipset

Việc kiểm tra xem driver trên thiết bị của bạn là một điều vô cùng cần thiết, trong đó quan trọng nhất vẫn là Driver Chipset. Bạn có thể truy cập vào trang chủ nhà sản xuất máy tính Windows 10 để tìm kiếm Driver Chipset hoặc bạn có thể nhờ đến các công cụ cập nhật driver tự động.

– Kiểm tra số phiên bản và ngày sửa đổi lần cuối: Tải tiện ích DriverView từ Nirsoft để có thể kiểm tra được số phiên bản, ngày cài đặt, ngày tạo hoặc sửa đổi và chữ ký số của driver.

– Cập nhật driver:

Bước 1: Nhập Device vào phần Tìm kiếm > Nhấn Open để mở Device Manager.

Bước 2: Nhấn Chuột phải vào diver > Chọn Update driver.

– Kiểm tra trang web của nhà sản xuất: Truy cập vào các trang web cung cấp diver đều hỗ trợ và liệt kê các driver tương thích với số phiên bản trên máy tính của bạn. Sau đó bạn hãy lưu lại trang và kiểm tra các driver định kỳ.

Sau đó bạn tiến hành khởi động lại máy và kiểm tra kết quả xem đã khắc phục được lỗi máy tính không có chế độ sleep chưa.

5. Khởi động lại máy tính ở chế độ Safe Mode

Các vấn đề về chế độ Sleep thường gây ra bởi sự phức tạp giữa phần cứng và phần mềm trong quá trình khởi động. Để kiểm tra xem đây có phải là trường hợp mà bạn đang gặp phải không, hãy khởi động lại PC Windows 10 trong Safe Mode và xem liệu nó có thể đi vào chế độ Sleep hay không. Nếu có thể, bạn sẽ cần thực hiện clean boot để giảm thiểu lỗi.

Bước 1: Nhấn giữ nút Shift > Trỏ chuột vào nút Start.

Bước 2: Nhấn vào nút Nguồn > Chọn Restart.

Lưu ý: Chỉ được thả nút Shift khi máy khởi động lại.

Bước 3: Click chọn Troubleshoot.

Bước 4: Bạn click chọn Advanced options

Bước 5: Click chọn Startup settings.

Bước 6: Nhấn vào Restart.

Bước 7: Tùy chọn các Safe Mode bạn mong muốn.

– Nhấn phím 4 để khởi động Windows 10 ở chế độ Safe Mode tiêu chuẩn.

– Nhấn phím 5 để khởi động Windows 10 ở Safe Mode with Networking.

– Nhấn phím 6 để khởi động Windows 10 ở Safe Mode with Command Prompt.

6. Kiểm tra tính tương thích của các thiết bị được kết nối

Cũng có thể xảy ra việc một số thiết bị được kết nối với PC không tương thích với phiên bản Windows 10 nên máu tính không có chế độ sleep. Một số nhà sản xuất phải mất nhiều thời gian để phát hành bản cập nhật trước khi chúng tương thích với phiên bản Windows mới hơn. Các thiết bị này có thể bao gồm máy in, máy scan, game console, webcam, v.v…

Truy cập trang web của nhà sản xuất và kiểm tra xem có bất kỳ vấn đề tương thích nào không. Nếu không có vấn đề gì, rút ​​phích cắm thiết bị và kiểm tra xem vấn đề với chế độ Sleep còn không.

Xem ngay:

Trên đây, bigconghnghe đã hướng dẫn bạn cách sửa lỗi máy tính không có chế độ sleep trên Windows 10. Chúc bạn khắc phục lỗi thành công và đừng quên theo dõi những bài viết hữu ích khác nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *