Có thể bạn đã từng thấy trên phim ảnh, đọc trên sách báo về căn bệnh đa nhân cách. Thật kì lạ làm sao khi mà trong một cơ thể sống lại tồn tại nhiều nhân cách đại diện cho nhiều người khác nhau! Vậy rốt cuộc bệnh đa nhân cách là gì? Có cách nào để kiểm tra xem mình có mắc bệnh này không?
Nội dung
1. Bệnh đa nhân cách là gì?
Bệnh rối loạn đa nhân cách có tên tiếng Anh là Dissociative Identity Disorder (DID) – rối loạn nhận dạng phân ly. Đây là một bệnh tâm lý gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm những sang chấn trong thời niên thiếu (thường là sang chấn nặng nề, do lạm dụng thể xác, lạm dụng tình dục hay lạm dụng về cảm xúc bị lặp đi lặp lại nhiều lần).
Hầu hết chúng ta đều từng trải qua tình trạng phân ly nhân cách nhẹ như thấy mơ màng vào ban ngày hay cảm thấy trống rỗng khi đang làm việc. Lúc này không ít người trong chúng ta sẽ thắc mắc rằng đa nhân cách là gì? Tuy nhiên, đa nhân cách là một dạng khá nặng của sự phân ly nhân cách, một tình trạng mà khi tâm thần của chúng ta mất đi sự kết nối giữa những suy nghĩ, trí nhớ, hành động, cảm giác hoặc cảm giác tồn tại của bản thân.
Đây là một bệnh lý hiếm gặp và vốn là một vấn đề rất phức tạp đối với cả những chuyên gia tâm lý.
Nguyên nhân gây ra bệnh đa nhân cách là sự kết hợp của nhiều yếu tố, có thể gồm các sang chấn tâm lý mà người bệnh từng trải qua. Khía cạnh phân ly nhân cách của cá nhân đó được cho là do cơ chế đối phó. Điều đó có nghĩa là người mắc bệnh tự phân tách cơ thể của mình khỏi những tình huống quá bạo lực, quá đau khổ mà họ phải trải qua.
2. Đa nhân cách ảnh hưởng tới như thế nào tới cuộc sống của người bệnh?
Bệnh rối loạn nhân cách có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của một người như sau:
- Sự lẫn lộn nhân cách/hay sự thay đổi nhân cách: Người bệnh không biết đích xác bản thân mình thật sự là ai.
- Sự quên lãng: Người bệnh đa nhân cách không thể nhớ lại các thông tin cá nhân của mình, mất trí nhớ tạm thời hoặc mất trí nhớ một phần. Ở một dạng tinh tế hơn, khi trở lại bình thường, người bệnh không nhớ được những kí ức khi cơ thể phân ly thành nhân cách khác.
- Sự mất thực tế: Là một cảm giác thấy thế giới dường như không thực tế, trông mờ ảo và xa xăm
- Huỷ hoại nhân cách: Là một dạng mà người bệnh cảm thấy gần như tách rời khỏi bản thể và cảm giác mình là một người khác.
3. Dấu hiệu nhận biết đa nhân cách?
Khi tìm hiểu về rối loạn đa nhân cách là gì, chúng ta cần nắm được các dấu hiệu của bệnh để nhận biết. Để biết một người có mắc chứng rối loạn đa nhân cách hay không, bạn cận phải quan sát tỉ mỉ các triệu chứng sau đây:
Hiện diện nhiều nhân cách:
Triệu chứng đặc trưng của bệnh rối loạn đa nhân cách là sự hiện diện của ít nhất hai nhân cách riêng biệt liên tục kiểm soát hành vi của một người.
Có những khoảng trống trong ký ức:
Bệnh nhân khi ở nhân cách này sẽ không nhớ được những hành vi và lời nói của bản thân khi ở nhân cách khác. Bệnh nhân thường có những khoảng trống trong ký ức và nghĩ rằng mình đã ngủ trong những khoảng thời gian đó.
Quên thông tin:
Những bệnh nhân bị rối loạn đa nhân cách cũng có thể quên những thông tin cá nhân quan trọng của mình như nơi làm việc, sở thích cá nhân, nơi sống…
Không sinh hoạt bình thường:
Thường xuyên gặp căng thẳng, lo âu, làm việc không hiệu quả hoặc không thể xây dựng được mối quan hệ bền vững với bạn bè, đồng nghiệp vì sự thay đổi nhân cách của mình.
Khi biết mình có những triệu chứng rối loạn đa nhân cách, bệnh nhân cần đến bác sĩ tâm lý để được chẩn đoán chính xác.
4. Cách tự kiểm tra rối loạn đa nhân cách chỉ 10 phút
Ngoài việc tìm hiểu đa nhân cách là gì, bạn có thể tham khảo bài test của nhà tâm lý học Robert D. Hare. Bài kiểm tra này đưa ra 20 câu hỏi với mục đích đánh giá sức khỏe tâm thần và nguy cơ rối loạn nhân cách của bất cứ ai.
Có 3 mức điểm cho câu trả lời của mỗi câu hỏi: không: 0; có ở mức độ nhất định: 1; hoàn toàn có: 2. Bạn tự cho điểm khi trả lời các câu hỏi dưới đây và ghi lại điểm cho mỗi câu. Sau khi làm xong, hãy tính tổng điểm bạn có được. Nếu tổng trên 30 điểm cho thấy bạn có nguy cơ rối loạn nhân cách khá cao.
Dưới đây là 20 câu hỏi đánh giá nguy cơ rối loạn đa nhân cách:
- Bạn thường tỏ vẻ hấp dẫn?
- Bạn đánh giá bản thân mình quá cao?
- Bạn luôn cần một điều gì đó để khích lệ bản thân?
- Bạn không thể ngừng nói dối?
- Bạn xảo quyệt và dễ điều khiển người khác?
- Bạn ít cảm thấy hối hận hoặc có lỗi?
- Bạn ít có cảm xúc?
- Bạn nhẫn tâm và thiếu sự đồng cảm?
- Bạn sống dựa vào và sẵn sàng lợi dụng người khác?
- Bạn khó kiểm soát hành vi bản thân?
- Bạn quan hệ tình dục bừa bãi?
- Bạn có các vấn đề về hành vi từ nhỏ?
- Bạn thiếu những mục tiêu thực tế và dài hạn?
- Bạn quá bốc đồng?
- Bạn vô trách nhiệm?
- Bạn không nhận trách nhiệm cho những hành động của mình?
- Bạn có nhiều mối quan hệ hôn nhân nhưng không kéo dài được lâu?
- Bạn có tiền sử phạm tội vị thành niên?
- Bạn từng bị thu hồi quyền được thả tự do từ án tù trước đó?
- Bạn mắc nhiều loại tội?
Mặc dù bài test này được nhiều chuyên gia sử dụng để đánh giá ban đầu một bệnh nhân nhưng kết quả của bài kiểm tra này chỉ mang tính chất tham khảo. Muốn biết một cách chính xác tình trạng sức khỏe tâm thần của mình, bạn nên tìm đến các nhà tâm lý học để thăm khám.
Lời kết:
Như vậy Big Công Nghệ đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “đa nhân cách là gì” và gợi ý bài test tham khảo. Trong trường hợp bạn gặp các vấn đề về tâm ly, hãy đi khám và tư vấn tâm lý để được chẩn đoán và điều trị nhé!