Tác hại của khoai tây mọc mầm?

Khoai tây là thực phẩm quen thuộc và đem lại một số lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn lưu trữ khoai tây quá lâu chúng sẽ bắt đầu nảy mầm. Việc ăn khoai tây mọc mầm có hại cho sức khỏe hay không đang là đề tài tranh để cãi. Hãy cùng bigcongnghe giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung

Tác hại của khoai tây mọc mầm?

Khoai tây là nguồn cung cấp solanine và chaconine tự nhiên, đây chính là hai hợp chất glycoalkaloid tự nhiên được tìm thấy ở một số loại thực phẩm khác như cà tím và cà chua.

Với một lượng nhỏ, glycoalkaloids có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Các lợi ích này bao gồm đặc tính kháng sinh, tác dụng hạ đường huyết và hạ cholesterol.

Tuy nhiên, chúng có thể trở nên độc hại khi ăn quá nhiều.

Khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid của nó bắt đầu tăng lên.

Do đó, ăn khoai tây đã nảy mầm có thể khiến bạn vô tình tiêu thụ quá nhiều các hợp chất này dẫn tới ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện trong vòng vài giờ đến tối đa là 1 ngày sau khi ăn khoai tây mọc mầm.

Ở liều tiêu thụ thấp, glycoalkaloid dư thừa thường dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng.

Khi tiêu thụ với số lượng lớn hơn, chúng có thể gây ra huyết áp thấp, mạch nhanh, sốt, đau đầu và thậm chí trong một số trường hợp có thể dẫn tới tử vong.

Ngoài ra, một vài nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng ăn khoai tây mọc mầm khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh hoàn toàn việc ăn khoai tây mọc mầm.

Cách loại bỏ các hợp chất độc hại từ khoai tây mọc mầm

Khoai tây mọc mầm có hại cho sức khỏe, vậy có cách nào loại bỏ các chất độc hại trong khoai tây mọc mầm không?

Thực tế, Glycoalkaloids tập trung nhiều trong lá, hoa, mắt và mầm khoai tây. Ngoài việc nảy mầm, khoai tây bị dập nát, khoai tây có màu xanh cũng là dấu hiệu chúng có hàm lượng glycoalkaloid cao.

Do đó, loại bỏ mầm, mắt, phần chuyển màu xanh hoặc các phần bị dập sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm độc từ việc ăn khoai tây.

Bên cạnh đó, cách thức bạn chế biến cũng có thể làm giảm hàm lượng glycoalkaloid trong khoai tây.

Cụ thể, nếu bạn chiên thì lượng glycoalkaloid có thể giảm xuống.

Nhưng nếu bạn luộc, nướng hoặc dùng lò vi sóng thì không mang lại tác dụng kể trên.

Tuy nhiên, kết quả nêu trên vẫn đòi hỏi nhiều nghiên cứu sâu hơn để khẳng định.

Vì thế một số chuyên gia bảo vệ quan điểm của họ rằng để an toàn thì tốt nhất nên vứt bỏ khoai tây đã chuyển sang màu xanh hoặc khoai tây đã mọc mầm.

Cách bảo quản tránh khoai tây mọc mầm

Một trong những cách tốt nhất để tránh ăn phải khoai tây nảy mầm là tránh dự trữ chúng và chỉ mua chúng khi bạn định nấu chúng thành các món ăn trong một vài ngày sắp tới.

Nếu bạn định dự trữ khoai tây thì đầu tiên là bạn nên chắc chắn bạn đã loại bỏ những củ khoai tây hỏng và những củ khoai tây bạn mang đi dự trữ được giữ hoàn toàn khô ráo (nước có thể kích thích sự nảy mầm của khoai tây).

Sau đó hãy mang bảo quản các củ khoai tây này ở nơi hoàn toàn khô ráo và thoáng mát.

Một số nhà khoa học khuyên rằng bạn nên tránh bảo quản khoai tây cùng với hành tây, vì đặt hai loại này gần nhau có thể đẩy nhanh quá trình nảy mầm.

Trong thời gian bảo quản, nên kiểm tra khoai tây định kỳ mỗi tuần để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng, bởi một củ khoai hỏng có thể làm lây nhiễm sang những củ khoai tây khác, vì thế bạn cần loại bỏ nó sớm.

Lời kết

Qua bài chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được tác hại của khoai tây mọc mầm, cách chế biến và cách bảo quản khoai tây tránh mọc mầm. Hãy theo dõi bigcongnghe để có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích và thú vị hơn nữa nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *