Hướng dẫn giải rubik 3×3 bằng CFOP chi tiết nhất

Nếu bạn muốn cải thiện tốc độ giải rubik thì bên cạnh một chiếc rubik hợp tay, có độ ổn định thì việc luyện tập các phương pháp sẽ giúp ích rất nhiều. Và trong bài viết hôm nay, Big Công Nghệ sẽ hướng dẫn rubik 3×3 bằng CFOP cho bạn.

Nội dung

1. Phương pháp CFOP là gì?

Khi nói về các phương pháp tiên tiến nhất để giải Rubik 3×3, chúng ta phải nhắc đến Petrus, Roux, ZZ và CFOP,… Nhưng CFOP, được coi là phương pháp nâng cao dễ học nhất, nhanh nhất và cũng phổ biến nhất.

CFOP (từ viết tắt cho chữ cái đầu tiên của từng bước) là phương pháp giải Rubik nâng cao chia khối 3×3 thành 3 tầng. Bạn sẽ giải từng tầng bằng các bộ công thức có sẵn trong khi không làm rối các mảnh đã thực hiện. CFOP liên quan đến việc ghi nhớ rất nhiều công thức. Tuy nhiên, luôn có một mối liên hệ rất logic giữa chúng, và sau rất rất nhiều lần thực hành, bạn chỉ cần nhớ một vài công thức và tự nghiệm ra những cái còn lại.

Số lần xoay trung bình khi thực hiện bộ công thức CFOP hoàn chỉnh là 56 lần. Trong khi sử dụng phương pháp cho người mới chơi, số lần xoay trung bình khoảng 110 lần.

Lưu ý: bạn chỉ nên học hướng dẫn rubik 3×3 bằng công thức CFOP sau khi giải thành công khối Rubik và đã thành thạo phương pháp cho người mới chơi. Tốt nhất là có thể giải trong vòng 1:30 – 2:00 phút trước khi bắt đầu học CFOP.

2. Hướng dẫn rubik 3×3 nhanh nhất bằng CFOP chi tiết

CFOP là từ viết tắt cho các chữ cái đầu của từng giai đoạn. Như vậy chúng ta sẽ có 4 bước sau đây:

  • Bước 1: Tạo dấu cộng ở mặt đáy (Cross cfop)
  • Bước 2: Giải quyết hoàn toàn hai tầng đầu tiên (F2L)
  • Bước 3: Định hướng cho tầng cuối (OLL)
  • Bước 4: Hoán vị cho tầng cuối (PLL)

Lưu ý: hầu như các hướng dẫn rubik thường mặc định bắt đầu bằng mặt trắng ở dưới đáy và kết thúc bằng mặt vàng. Tuy nhiên, nó không bắt buộc.

2.1 Bước 1: Tạo dấu cộng ở mặt đáy (Cross cfop)

Thực hiện dấu cộng hay Cross là bước đầu tiên cho phần lớn phương pháp hướng dẫn rubik hiện nay, trong đó có CFOP. Nó rất đơn giản để học nhưng để giải nhanh và hiệu quả thì thực sự không dễ chút nào. Lý do là cross phụ thuộc phần nhiều vào việc tự nghiệm chứ không phải dùng công thức.

Không giống như F2L hay giải tầng cuối cùng, bạn không thể chia việc giải dấu cộng ra thành nhiều trường hợp khác nhau, cũng như hình thành công thức làm dấu cộng Rubik riêng cho từng cái. Đơn giản là vì nó có quá nhiều trường hợp xảy ra. Việc bạn giải chúng ra sao phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm tích luỹ được.

Dưới đây là một vài ví dụ:

2.2 Bước 2: Giải quyết hai tầng đầu tiên (First two Layer – F2L)

Sau khi tạo xong hình chữ thập ở bước 1, ta sẽ giải First two layers ( F2L) – tức là giải cả tầng 1 và tầng 2 cùng 1 lúc bằng cách sử dụng 1 kĩ thuật để xếp các miếng góc màu trắng và các mảnh cạnh lớp thứ 2 về đúng vị trí. Bước 2 bao gồm 41 công thức F2L.

Chúng ta có 8 mảnh cần thiết để hoàn thành bước này, bao gồm: 4 viên góc ở tầng một và 4 viên cạnh ở tầng giữa. Nhìn chung, F2L bao gồm hai bước nhỏ:

  • Tìm và đưa một cặp góc-cạnh (pair) phù hợp lên mặt trên U.
  • Chèn cặp góc-cạnh trên vào đúng khe của nó.

2.3 Bước 3: Định hướng cho tầng cuối (Orientation of the Last Layer – OLL)

Bước thứ ba trong hướng dẫn rubik 3×3 bằng CFOP là định hướng cho tầng cuối cùng, nó sẽ khiến cho toàn bộ mặt trên của khối Rubik có một màu (như trong ảnh dưới là màu vàng). OLL có tổng cộng 57 trường hợp khác nhau, thực sự là quá nhiều đối với người mới nên tốt nhất là hãy bắt đầu với 2 look OLL trước.

Nếu bạn là người mới chơi và chưa sẵn sàng cho việc học hết OLL, bạn có thể chia nhỏ làm 2 bước như sau:

a) Tạo dấu thập vàng

Bước này cũng chính là bước 4 trong phương pháp giải của người mới. Nếu bạn đã biết thì hãy bỏ qua phần này, trừ khi bạn muốn ôn lại chúng.

b) Định hướng các góc còn lại

Dưới đây là 7 trường hợp cơ bản của OLL:

2.4 Bước 4: Hoán vị cho tầng cuối (Permutation of the Last Layer – PLL)

Bước cuối cùng trong hướng dẫn rubik 3×3 bằng CFOP là hoán vị tầng ba (a.k.a PLL). Sau khi định hướng cho mặt trên cùng, việc tiếp theo là hoán vị lại 4 viên cạnh và 4 viên góc ở tầng ba để chúng về đúng vị trí.

PLL chỉ bao gồm 21 trường hợp khác nhau nên nó được mọi người ưu tiên học trước F2L và OLL. Mặc dù con số 21 không phải là nhiều nhưng bạn vẫn có thể chia nhỏ PLL ra làm 2 bước (2 look PLL) gồm:

a) Hoán vị góc

Đầu tiên hãy nhìn vào 4 góc ở mặt trên và xoay U/ U’ để tìm ra trường hợp có thể áp dụng (trong tổng số 3 công thức).

b) Hoán vị cạnh

Hoán vị góc xong thì chẳng còn gì khó khăn nữa, thể nào các cạnh cũng ra một trong bốn trường hợp bên dưới.

Lời kết:

Nhìn chung, phương pháp CFOP sẽ giúp bạn nâng cao rất nhiều lần tốc độ xoay Rubik của mình. Tuy nhiên phương pháp này tương đối phức tạp, ngay cả ở việc đọc hiểu các kí hiệu, cách xoay, và đòi hỏi người xoay Rubik có những kiến thức nền tảng cơ bản.

Vì vậy, nếu là người mới tập tành xoay Rubik, thì bạn nên tham khảo Hướng dẫn Rubik 3×3 cơ bản này nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *