Nhiên liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống thường ngày của con người. Vậy bạn có biết “Nhiên liệu là gì” không? Có bao nhiêu loại nhiên liệu? Và Nhiên liệu có những vai trò gì? Hãy cùng Bigcongnghe tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
Khái niệm nhiên liệu là gì?
Nhiên liệu được ghép bởi 2 từ “nhiên” có nghĩa là “đốt, sự cháy,…” và từ “liệu” trong “vật liệu”. Vậy, ta có thể hiểu nhiên liệu là những dạng vật chất được sử dụng để giải phóng năng lượng thông qua quá trình hóa học (đốt cháy) hoặc quá trình vật lý (phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch…)
An Overview On Muscle Building At Home – How To Build Muscle At Home | BodyBuilding eStore nolvadex for sale bodybuilding tricks for success – poney beach
Khi còn học ở THCS ta cũng đã viết: Nhiên liệu là những chất có khả năng cháy được, thường dùng để cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người.
Chúng ta có thể hiểu ngắn gọn như sau: Nhiên liệu là những dạng vật chất có khả năng cháy được và khi cháy chúng sẽ tỏa năng lượng nhiệt và phát sáng.
Nhiên liệu được tồn tại dưới nhiều dạng vật chất khác nhau như rắn (gỗ), lỏng (xăng, dầu,…), thể khí (khí gas,…),… nhưng đặc điểm chung của nhiên liệu là rất dễ cháy.
Nguyên nhiên liệu là nguồn nhiên liệu tồn tại dưới dạng tự nhiên chưa qua xử lý như dầu thô, gỗ, khí đốt,… Nguyên nhiên liệu là một ngách nhỏ của nhiên liệu.
Vai trò của nhiên liệu
Nhiên liệu có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Cụ thể như:
- Từ rất lâu, con người đã sử dụng nhiên liệu hàng ngày như điện, khí đốt, gỗ,… để có thể nấu chín thức ăn. Nếu không chúng ta sẽ bị rơi vào tình trạng đau bụng, tiêu chảy, ngộ thực phẩm,…do ăn thực phẩm tươi sống.
- Nhiên liệu còn giúp con người có thể thuận tiện di chuyển (xăng, dầu,…), sản xuất (máy móc) từ đó có thể sản xuất tăng lên gấp hàng trăm lần sức người bình thường.
- Không chỉ dùng trong cuộc sống hàng ngày mà nhiên liệu còn là yếu tố quan trọng giúp nhiều ngành công nghiệp có thể phát triển vượt bậc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
Bạn hãy thử tưởng tượng nếu một ngày nào đó nhiên liệu mà biến mất thì cuộc sống con người sẽ ra sao? Thức ăn không được nấu chín, sản xuất bị đình trệ, không có điện để sử dụng,… con người chúng ta sẽ quay lại thời kỳ “ăn lông ở lỗ” như trước kia. Mới nghĩ tới thôi cũng đã cảm thấy đáng sợ rồi phải không?
Phân loại nhiên liệu theo chương trình lớp 6
Có rất nhiều loại nhiên liệu khác nhau và chúng được phân chia theo nhiều hình thức khác nhau, cụ thể như:
Phân loại dựa vào trạng thái
Dựa vào trạng thái của nhiên liệu được chia làm 3 loại như sau:
- Nhiên liệu rắn: gỗ, than,… => Dạng nhiên liệu này chủ yếu phục vụ cho các ngành công nghiệp như: nhiệt điện, làm phân bón, luyện kim,…
- Nhiên liệu lỏng: cồn, xăng, dầu,… => Được dùng nhiên liệu cho các động cơ đốt trong hoạt động là chủ yếu. Ngoài ra, chúng còn được dùng nhằm phục vụ cho nhu cầu đun nấu, thắp sáng của con người.
- Nhiên liệu khí: khí dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí lò cốc, … => Loại này thì ứng dụng trong cả cuộc sống thường ngày và nhiều ngành công nghiệp khác.
Phân loại theo tính chất nhiên liệu
Theo tính chất nhiên liệu được chia thành 3 nhóm như sau:
Nhiên liệu tái tạo
Đầu tiên phải kế đến đó chính là gỗ và các chế phẩm từ gỗ. Trước kia, gỗ thường được sử dụng làm nhiên liệu khá phổ biến nhưng hiện nay, nhiều loại nhiên liệu mới xuất hiện có độ hiệu quả và giá trị cao hơn nên gỗ ngày càng ít được sử dụng. Tuy nhiên, gỗ lại được ứng dụng phổ biến trong đời sống và sản xuất như:
- Nhiều sản phẩm từ gỗ được sản xuất để phục vụ cho cuộc sống con người như: bàn, ghế, tủ, sàn, đũa, kệ sách,…
- Gỗ cũng là vật liệu sử dụng để xây nhà.
- Gỗ được nhiều người săn đón để làm: đồ trang trí, đồ nội thất, giấy, đồ mỹ nghệ,… có giá trị.
Nhiên liệu hóa thạch
Nhiên liệu hóa thạch là những loại nhiên liệu được hình thành do quá trình phân hủy của các loài động, thực vật chết cách đây hàng trăm triệu năm tạo nên.
Các dạng nhiên liệu hóa thạch bao gồm:
- Than đá: Được hình thành từ khi các loài thực vật bị chôn vùi và trải qua các giai đoạn than bùn > than non > than bán bitum > than bitum hoàn chỉnh > than đá. Than đá là loại đá trầm tích có màu đen hoặc nâu đen, có khả năng cháy cao. Than là nguồn nhiên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp điện, luyện kim, công nghiệp xi măng, ngành khí và hóa lỏng,…
- Dầu mỏ: Là một loại chất lỏng đặc, sánh, có màu nâu hoặc ngả lục. Chúng tồn tại ở bên trong lòng các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái Đất. Dầu mỏ sau khi được khai thác bằng giàn khoan sẽ được dùng để sản xuất dầu diesel, dầu hỏa và xăng. Nhiên liệu phục cho các máy móc, động cơ đốt trong hoạt động. Ngoài ra, chúng còn là nguồn nguyên liệu của ngành hóa dầu dùng để sản xuất các loại thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và cả nhựa đường,…
- Khí tự nhiên: Đây là một dạng hỗn hợp các chất khí cháy được, chúng được tìm thấy cùng với các mỏ dầu trong lớp vỏ Trái Đất. Khí tự nhiên có thành phần chủ yếu là khí meta và một số loại khí khác. Chúng được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến hóa chất, đun nấu,…
Nhiên liệu hạt nhân
Nguyên liệu hạt nhân (Uranium) là một nguyên tố hóa học có màu trắng, thuộc nhóm Actini. Chúng thường được dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, loại nhiên liệu này khá độc và có thể gây hại tới sức khỏe con người nếu nó tiếp xúc với chúng ta.
Nhiên liệu sinh học là gì? Nhiên liệu sinh học được chia thành mấy loại?
Nhiên liệu sinh học là loại nhiên liệu được tạo ra từ các hợp chất có nguồn gốc từ động – thực vật như: nhiên liệu được chế xuất từ chất béo của động vật (mỡ động vật); ngũ cốc (ngô, đậu tương, dầu dừa,..); sản phẩm thái trong công nghiệp hoặc chất thải nông nghiệp.
Nhiên liệu sinh học được chia thành 3 loại chính như sau:
- Diesel sinh học: Đây là loại nhiên liệu tồn tại dưới dạng lỏng, có thể dùng thay thế cho dầu diesel được điểu chế từ nhiên liệu hoá thạch. Diesel sinh học được điều chế bằng cách dẫn xuất một số loại mỡ sinh học (mỡ động – thực vật) thông qua quá trình transester hóa bằng cách cho nó phản ứng với rượu hoặc methanol.
- Xăng sinh học: Nhiên liệu này cũng là một dạng nhiên liệu sinh học lỏng, thường sử dụng ethanol như một loại nhiên liệu phụ gia pha trộn vào xăng thay vì dùng chì. Ethanol được pha chế với xăng theo một tỷ lệ nhất định sẽ tạo ra được xăng sinh học, có thể sử dụng thay thế cho xăng truyền thống. Ethanol được tạo ra thông qua quá trình lên men các sản phẩm hữu cơ như xenlulo, tinh bột,..
- Khí sinh học: Đây cũng là loại khí hữu cơ gồm có methane và nhiều đồng đẳng khác. Khí sinh học được tạo ra bởi quá trình ủ len men các phế thải nông nghiệp, tạo ra sản phẩm ở dạng khí. Dạng nhiên liệu sinh học này có thể dùng thay thế cho các sản phẩm khí gas được điều chế từ dầu mỏ. Khí sinh học hiện đang được dùng nhiều ở các vùng nông thôn, người ta ủ phân và chất thải trong chăn nuôi tạo thành khí gas (Biogas) phục vụ cho hoạt động đun nấu thường ngày.
Hiện nay, nhiên liệu sinh học được áp dụng và khai thác triệt để trong cuộc sống bởi chúng rất thân thiện với môi trường. Không chỉ vậy, một số nhiên liệu trong tự nhiên có nguy cơ bị cạn kiệt nên người ta đã và đang dần chuyển sang dùng các dạng nhiên liệu có thể thay thế được.
Các cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả và tiết kiệm
Một số cách sau đây có thể giúp bạn có thể sử dụng nhiên liệu hiệu quả và tiết kiệm nhất.
- Cung cấp đủ oxy, không khí cho quá trình cháy. Ví dụ: Bật quạt gió vào bếp lò mỗi khi nhóm lửa để cung cấp đủ oxy cho quá trình cháy được thực hiện.
- Tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu cháy với không khí. Ví dụ: Trên các cục than tổ ong, người ta thường tạo rất nhiều lỗ nhằm mục đích tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu với không khí giúp làm tăng hiệu suất cháy.
- Điều chỉnh nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức phù hợp để tránh gây lãng phí.
- Nếu có thể, hãy sử dụng các nguồn nhiên liệu sinh học có khả năng thay thế được.
Nhiên liệu có vai trò không thể thiếu trong cuộc sống, được chúng ta sử dụng mỗi ngày. Vì vậy, chúng ta cần phải biết cách sử dụng chúng hợp lý, khoa học, không gây lãng phí, nhất là những nhiên liệu không có khả năng tái tạo để có thể bảo vệ chúng khỏi nguy cơ cạn kiệt và trở lên khan hiếm.
Một số câu hỏi liên quan đến nhiên liệu
Khoáng sản nhiên liệu ở nước ta bao chủ yếu là gì?
Trả lời: Khoáng sản nhiệt liệu ở nước ta chủ yếu là than, khí và dầu.
Nhiên liệu lỏng ở điều kiện thường là những nhiên liệu nào?
Trả lời: Đó là xăng và dầu. Trong điều kiện thường, xăng và dầu sẽ thường tồn tại ở dạng lỏng. Trong khi đó, khí gas lại tồn tại ở dạng khí. Rơm rạ, than củi, gỗ thì lại tồn tại ở dạng rắn.
Mỏ khoáng sản là gì?
Trả lời: Đó là các mỏ khoáng sản tồn tại ở trạng thái rắn như than bùn, than đá, than nâu,…; hoặc tồn tại ở trạng thái lỏng như dầu chưa qua chế biến và cũng có thể tồn tại dưới trạng thái khí như khí đốt tự nhiên.
Lời kết
Hi vọng qua bài viết chia sẻ phía trên đã có thể giúp bạn biết “Nhiên liệu là gì? Vai trò, phân loại và biết cách sử dụng nhiên liệu tiết kiệm”. Hãy theo dõi Bigcongnghe để có thể biết được thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích nữa nhé.