CMS là gì? Danh sách 10 CMS phổ biến nhất 2022

Trong quá trình phát triển và vận hành trang web, chắc hẳn bạn sẽ thường xuyên nghe tới từ “CMS”. Tuy nhiên trong thực tế có khá ít người hiểu được ý nghĩa của CMS là gì?

Bài viết này Bigcongnghe sẽ giải thích những điều cơ bản về CMS cũng như cách thức hoạt động của nó và các CMS phổ biến hiện nay.

Nội dung

CMS là gì?

CMS được viết đầy đủ là Content Management System. Đây là một hệ thống giúp quản trị nội dung của website, cho phép người dùng quản lý nội dung, chỉnh sửa, xuất bản, phân loại doanh mục, thay đổi giao diện và thực hiện nhiều thao tác khác trên website. Những nội dung này có thể là hình ảnh, tin tức, video, danh mục, thông tin liên hệ,…

CMS giúp tiết kiệm nhiều thời gian quản lý, chi phí vận hành, bảo trì nên được rất nhiều công ty sử dụng. Không chỉ hướng đến đối tượng là công ty mà hiện nay có rất nhiều blog cá nhân ra đời và sử dụng CMS như một giải pháp để tiết kiệm khá nhiều chi phí trong việc tạo nên một website và quản lý nội dung.

CMS hoạt động như thế nào?

Khi xây dựng một trang web, người dùng phải thực hiện 2 bước:

  • Xác lập giao diện bên ngoài (front-end)
  • Quản lý hệ thống bên trong (back-end)

Bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, như CSS, JavaScript (cho front-end) và PHP, Python, JavaScript (cho back-end),…

Với CMS, quy trình này sẽ được giản lược hơn. Bằng cách xây dựng hệ thống quản lý với giao diện chạy trực tiếp trên trình duyệt, người dùng sẽ sử dụng content editor để tạo bài viết, trang web, xuất bản thông tin,… thay vì viết code như trước đó. Ngoài ra, với hệ thống này, để chèn nội dung, người dùng không cần phải trực tiếp truy cập vào server. Họ chỉ cần chỉnh sửa qua giao diện quản lý được cài đặt sẵn.

Chức năng của chính của CMS là gì?

CMS sinh ra nhằm mục đích giúp người dùng thao tác nhanh hơn bằng cách hỗ trợ nhiều tính năng và tiện ích giúp họ tiết kiệm thời gian cũng như chi phí quản lý. Bạn chấp nhận sử dụng CMS đồng nghĩa với tuân theo những quy tắc mà nhà phát triển đưa ra.

Dưới đây là một số chức năng chính mà CMS sẽ giúp bạn:

  • Tạo, lưu trữ nội dung
  • Chỉnh sửa nội dung
  • Truyền tải và chia sẻ nội dung
  • Tìm kiếm và phân quyền người dùng

Về đặc điểm CMS thì nó cung cấp cho chúng ta một số tính năng như: hệ thống quản lý mediahình ảnhtrình soạn thảo văn bản, và điều đáng nói nhất là khả năng tùy biến giao diện phải cao. Có rất nhiều loại CMS như (W-CMSE-CMST-CMS, ..), tuy nhiên trong bài này chúng ta sẽ đề cập đến W-CMS, tức là Website CMS.

Câu hỏi đặt ra là tại sao nên sử dụng CMS để xây dựng website? Lý do chủ yếu chính là tính cộng đồng và chi phí xây dựng CMS tương đối nhỏ hơn so với việc phát triển mã nguồn từ đầu.

Nói về tính cộng đồng thì đây chính là điểm nhấn mạnh nhất của CMS. Giả sử bạn cần xây dựng một chức năng gì đó thì bạn sẽ lên các website/group cộng đồng CMS đó để hỏi, và đương nhiên bạn sẽ nhận được câu trả lời nếu bạn khéo léo trong việc đặt câu hỏi.

Tại sao cần sử dụng CMS?

CMS mang đến khá nhiều lợi ích cho cá nhân lẫn doanh nghiệp. Do đó vì 3 lý do dưới đây, CMS đang trở nên khá quan trọng:

  • Giúp website trở thành kênh marketing hiệu quả
  • Giúp cập nhật nội dung
  • Đảm bảo, duy trì tính nhất quán cho doanh nghiệp

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những lợi ích ở dưới đây nhé.

Giúp website trở thành kênh marketing hiệu quả

Có thể nói rằng, CMS có vai trò quan trọng trong việc đưa website trở thành kênh marketing hiệu quả. Thông qua hệ thống này, doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các hình thức tiếp thị như email marketing, content,… một cách hiệu quả nhất, thu hút được đông đảo khách hàng tiềm năng cũng như quảng bá thương hiệu ra thị trường.

Giúp cập nhật nội dung liên tục

Ngày nay, content marketing là hình thức tiếp thị phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Vì thế, sự xuất hiện của hệ thống CMS đã góp phần không nhỏ trong việc mang lại hiệu quả cho các chiến dịch content marketing.

Với CMS, doanh nghiệp có thể tạo, chỉnh sửa cũng như xuất bản nội dung một cách dễ dàng, nhanh chóng ở bất cứ đâu, bất kỳ khi nào chỉ với một vài thao tác nhỏ. Ngoài ra, hệ thống này còn có chức năng lưu nháp nội dung chưa hoàn thành. CMS hỗ trợ khả năng hạn chế truy cập, tự động xuất bản, thêm các ứng dụng video, hình ảnh,… Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát cũng như duy trì nội dung tiếp thị của mình dưới mọi hình thức.

Đảm bảo và duy trì tính nhất quán cho doanh nghiệp

Với CMS, việc chỉnh sửa và xây dựng nội dung trang website được thực hiện một cách dễ dàng. Còn cho phép nhiều người cùng chỉnh sửa trên cùng một giao diện. Điều này không chỉ giúp cho hệ thống quản lý của doanh nghiệp được duy trì nhất quán hơn mà còn tiết kiệm không ít chi phí, thời gian và nhân lực cho doanh nghiệp.

Danh sách 10 CMS phổ biến nhất 2022

Hiện nay, có khá nhiều những CMS khác nhau. Tuy nhiên, 10 CMS được bigcongnghe liệt kê dưới đây là những CMS thông dụng và phổ biến nhất hiện nay:

  • CMS WordPress (PHP)
  • CMS Joomla (PHP)
  • CMS Drupal (PHP)
  • CMS Magento (PHP)
  • CMS Opencart (PHP)
  • CMS Typo3 (PHP)
  • CMS Dotclear (PHP)
  • CMS DotNetNuke (ASP)
  • CMS Liferay (JSP)
  • CMS Kentiko (ASP)

Tuy nhiên CMS bây giờ không còn như xưa nữa, bạn hoàn toàn có thể sử dụng CMS để làm nhiều dạng website khác nhau bởi các tính năng xây dựng hệ thống plugincomponenttemplatetheme rất đa dạng. Riêng tai thị trường Việt Nam thì WodPress đang chiếm ưu thế nhất bởi nó được thiết kế đơn giản và dễ sử dựng.

Lời kết

Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ trên của Bigcongnghe đã giúp bạn đọc hiểu rõ “CMS là gì?, lợi ích cũng như các CMS được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Có thể thấy rằng CMS đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động xây dựng và quản trị website. Nó giúp doanh nghiệp quản lý thông tin dễ dàng hơn, tiết kiệm nhiều nhân lực, thời gian, chi phí để vận hành website.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *