Câu hỏi cực khó: Hổ và sư tử ai mạnh hơn?

Hổ và sư tử là 2 loại thú ăn thịt to lớn với sức mạnh khủng khiếp trong thế giới động vật hoang dã. Nhưng câu hỏi đặt ra là: hổ và sư tử ai mạnh hơn? Hãy cùng tìm câu trả lời cực kỳ thú vị trong những phân tích dưới đây.

Nội dung

1. Sức mạnh của vua sư tử

Loài sư tử có thể sống được 14 năm trong môi trường tự nhiên và 20 năm nếu bị nuôi nhốt. Con sư tử dài nhất (tính từ đầu đến đuôi) từng được ghi nhận là dài 3,6m. Trong khi đó, con sư tử nặng nhất tên là Simba ở vườn thú Colchester, Anh có trọng lượng gần 375kg. Nhìn chung, một ngày sư tử không hoạt động trong 20 tiếng. Chúng chỉ dành 2 tiếng để đi lại và 50 phút để ăn uống.

Sư tử đực có bờm và thường bị loại trừ ra khỏi đàn khi chúng trưởng thành. Những con sư tử cái trong đàn giữ vai trò đi săn vì chúng có kích thước nhỏ hơn, nhanh nhẹn hơn mà không có bộ bờm to nặng.

Con mồi của loài sư tử thường bị chết do sự bóp nghẹt chứ không phải do hàm răng sắc nhọn của chúng. Thức ăn của sư tử là lợn rừng, lợn lòi, trâu, hươu nai, linh dương Gazen, linh dương châu Phi và ngựa vằn. Khi đói, sư tử có thể sẽ bới tìm thức ăn thừa từ những con thú săn mồi khác như báo đốm, linh cẩu.

Sư tử là thành viên duy nhất sống có tính xã hội trong họ Mèo. Chúng sống trong các nhóm hay còn được gọi là các bầy (đàn) sư tử. Mỗi đàn sư tử trung bình có khoảng 15 con.

Tiếng gầm của một con sư tử có thể được nghe thấy từ cách đó 5 dặm (khoảng 8km). Một thước đo tốt về tuổi của sư tử đực là màu tối của chiếc bờm. Sư tử đực càng già, bờm của nó càng tối. Gót sư tử không chạm đất khi chúng đi bộ. Sư tử có tầm nhìn ban đêm rất tuyệt vời. Đôi mắt của chúng nhạy cảm với ánh sáng gấp 6 lần so với mắt của con người.

Người Ai Cập cổ đại đã tôn thờ sư tử như các vị thần chiến tranh của họ vì sự dữ dội, năng lực và sức mạnh của chúng. Sư tử có thể sống mà không có nước uống trong 4 ngày.

2. Sức mạnh ‘ông ba mươi’ – hổ

Hổ hay còn mệnh danh là “ông ba mươi” là một loài động vật có vú thuộc họ Mèo (Felidae), một trong bốn loại “mèo lớn” thuộc chi Panthera. Chúng là động vật to lớn nhất trong họ Mèo và là động vật lớn thứ ba trong các loài thú ăn thịt (sau gấu trắng và gấu nâu).

Trong môi trường nuôi nhốt hổ có thể sống tới 20 năm, nhưng trong môi trường hoang dã tuổi thọ của chúng dao động từ 10 tới 15 năm. Nước dãi của hổ có khả năng khử trùng. Đó là nguyên nhân khiến chúng hay liếm vết thương.

Gân ở chân hổ rất khỏe. Nhiều thợ săn kể rằng, sau khi bị bắn chết, nhiều con hổ vẫn đứng sững chứ không ngã nhào xuống đất. Hổ trưởng thành thường sống ổn định trong một khu vực. Lãnh thổ của một con đực có thể rộng tới 160 km vuông và bao trùm lãnh thổ của nhiều con cái.

Chúng đánh dấu lãnh thổ bằng cách tiểu tiện vào các bụi cây và gốc cây, cào sâu vào các thân cây. Hổ cũng dùng phân để đánh dấu phạm vi lãnh thổ. Cứ vài ngày chúng đi vòng quanh lãnh thổ một lần.

Mùi phân và nước tiểu của các con hổ không giống nhau. Chỉ có chúng mới có thể phân biệt được mùi nước tiểu và phân của đồng loại.

Mỗi con hổ có một kiểu sọc vằn riêng, giống như dấu vân tay ở người. Những vết sọc giúp chúng ngụy trang tốt trong các đám cỏ và cây bụi thấp.

Thính giác là giác quan phát triển nhất của hổ. Hổ thích ăn lợn, nai và trâu. Nhưng chúng cũng sẵn sàng bắt những con vật nhỏ hơn như cá và thỏ. Hổ có thể nhịn ăn trong 2-3 ngày. Một con hổ có kích thước trung bình có thể ăn tới 27 kg thịt mỗi bữa. Răng nanh của hổ có thể dài tới 7,5 cm. Nhờ đó chúng có thể gặm tới xương mọi động vật trên trái đất.

Sau khi đánh chén no, hổ thường giấu phần còn lại của con mồi để tránh sự dòm ngó của những động vật ăn xác thối. Chúng sẽ ăn nốt phần thịt đó vào bữa tiếp theo.

3. So sánh hổ và sư tử ai mạnh hơn?

3.1 Cân nặng hổ và sư tử ai mạnh hơn?

Con sư tử đực châu Phi có thể dài đến 2,5 m và nặng 272 kg. Trong khi chiều dài 1 con hổ Xi-bia có thể lên đến 3,38 m và nặng khoảng 389 kg trong tự nhiên.

Dựa vào hình trên, ta thấy hổ không quá to hơn con sư tử dù nặng hơn đáng kể. Điều này rất quan trọng bởi nó cho thấy hổ và sư tử ai mạnh hơn. Với khối lượng nặng hơn, sức mạnh của con hổ là lớn hơn, do cơ bắp của nó dày hơn. Mà cơ bắp dày hơn chứng tỏ nó khỏe hơn. Bên cạnh đó, hãy để ý độ rộng của chân con hổ và trọng tâm thấp của nó. Điều đó cho phép con hổ có thể hạ thấp mình, né đòn tấn công hiệu quả.

Dù thấp hơn, nhưng khi vồ hay khi dồn trọng tâm vào chân sau để đứng lên cao, con hổ có thể với rất xa và xòe móng ra vả nhanh hơn khả năng với của con sư tử. Đứng bằng chân sau, con hổ có lợi thế hơn, khi mà trong giao tranh, cả hai con sẽ đều có xu hướng đứng bằng hai chân sau để vừa tấn công, vừa phòng vệ.

3.2 So sánh tập tính của hổ và sư tử

Sư tử thường đi săn theo đàn và nhiệm vụ này thường do các con cái trong đàn đảm trách. Trong khi đó lũ đực chỉ có nhiệm vụ trong chừng đám trẻ. Tuy nhiên, khi 1 con đực ra tay thì con mồi thường có kích cỡ lớn hơn chúng rất nhiều, có thể là một con hươu cao cổ. Tuyệt chiêu của chúng là dùng hàm răng sắc nhọn của mình để cắn gãy cổ những con mồi.

Ngược lại, cọp bản năng là loài sát thủ đơn độc. Mưu yêu thích của chúng là nằm phục kích chờ thời cơ con mồi đến gần sẽ ra tay thủ tiêu. Sức mạnh của nó có thể knock out những tên hùm xám chính vì thế tiếng ác chúa tể rừng xanh có phần lẫy lừng hơn vua hoang mạc. Cũng nói thêm, 1 cú tát trời giáng của hổ có thể dễ dàng cướp đi sinh mạng của 1 người bình thường.

3.3 Kỹ thuật chiến đấu: hổ và sư tử ai mạnh hơn

Kỹ thuật chiến đấu cũng là yếu tố cho biết hổ và sư tử ai mạnh hơn. Về mặt kỹ thuật chiến đấu, khi nhảy, sư tử có thể sử dụng cả 2 chân trước của mình để chiếm ưu thế. Tuy nhiên, trong những trận sáp lá cà, chúng chỉ có thể sử dụng 1 chân trước để chiến, chân còn lại làm nhiệm vụ giữ cân bằng cho cơ thể. Đó là lý do chúng gặp hạn chế trong việc chiếm thế thượng phong về chiều cao.

Trong khi đó, hổ có thể nhảy xa đến 6m, giữ thăng bằng tốt hơn, ra đòn với tốc độ trời giáng và tuyệt chiêu cuối cùng của chúng là vồ bằng 2 chân trước.

Sư tử đứng bằng hai chân sau không tốt, nó dựa nhiều vào lực hàm và răng sắc nhọn để tấn công, và dùng tay vả khi nào có thể. Bờm của con sư tử có thể bảo vệ nó khỏi đa số các đòn tấn công, nhưng con hổ có lực vuốt rất mạnh, có nguy cơ rạch bụng con sư tử nếu như nó với tới được và có khả năng vả rất mạnh bằng vuốt dài tới 7,5 cm. Sư tử không vả được hiệu quả như hổ.

Dù cùng họ nhà mèo, nhưng hổ lại có nhiều điểm không giống sư tử như chúng có thể tung hoành cả dưới nước. Ngoài ra chúng cũng có bộ não lớn thứ 2 trong các loài ăn thịt, chỉ sau loài gấu bắc cực.

3.4 Bằng chứng từ các trận đấu

Trong các đấu trường của La Mã cổ đại, những con vật ngoại lai sẽ giao tranh với nhau, mua vui cho khán giả. Trận chiến giữa sư tử và hổ là một trong những cặp đấu nổi tiếng nhất và cho thấy hổ và sư tử ai mạnh hơn. Kết quả là “cửa trên” thường thuộc về con hổ.

Cuối thế kỷ 19, vị Gaekwad vùng Baroda tổ chức một trận đấu kinh điển giữa hổ và sư tử trước hàng ngàn khán giả. Gaekwad cho rằng sư tử sẽ thẳng, và đã phải trả 37.000 rupe tiền cược do con hổ đã vồ chết con sư tử.

Một số báo cáo ghi lại rằng khi sư tử và hổ giao tranh trong đấu trường của thời La Mã cổ đại, hổ luôn giành chiến thắng. Nhiều thế kỷ trở lại đây, hổ và sư tử không có cơ hội chạm trán ngoài tự nhiên bởi hổ thường xuất hiện ở Châu Á, trong khi đó phần lớn sư tử sống tại Châu Phi, với một nhóm rất nhỏ sống tại Châu Á.”

Ngoài ra các báo cáo ghi nhận được từ 15 cuộc giao tranh trong môi trường nuôi nhốt từ năm 1850 cho tới năm 2011, hổ thắng 8 lần, sư tử thắng 7 lần.

Kết luận:

Với các phân tích, nghiên cứu trên, câu trả lời cho vấn đề “hổ và sư tử ai mạnh hơn” chính là hổ có ưu thế hơn sư tử và thực sự là chúa tể sơn lâm.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *