Vừa tắm vừa bật bình nóng lạnh – đùa với tử thần

Bình nóng lạnh là 1 trong số thiết bị thông dụng, có mặt ở hầu hết các hộ gia đình. Nhưng bạn đã biết mối nguy hại của việc vừa tắm vừa bật bình nóng lạnh chưa. Hãy cùng bigcongnghe tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Nội dung

Tại sao vừa tắm vừa bật bình nóng lạnh lại nguy hiểm?

Trời bắt đầu trở lạnh, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện để làm ấm, đun nóng nhiều, đặc biệt là bình nóng lạnh. Hiện nay, hầu như tất các các gia đình đều lắp bình nóng lạnh để tiện dùng nước nóng khi tắm, nhưng đi đôi với việc đó, bình nóng lạnh cũng trở thành một chiếc “bẫy chết người” trong nhà vì nó có thể bị rò điện, cũng có thể phát nổ và gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tài sản lẫn tính mạng con người nếu sử dụng không đúng cách.

Một trong những điều mọi người hay lầm tưởng về bình nóng lạnh nhất chính là lầm tưởng về chế độ tự ngắt nên cứ thản nhiên tắm mà không tắt bình nóng lạnh.

Mỗi bình nóng lạnh đều được trang bị rơ-le tự ngắt, với nhiệm vụ chỉ là tự động cấp điện để điều chỉnh nhiệt độ nước trong bình (tự ngắt khi nước đủ nóng và bật khi nước nguội đến một mức nhiệt nhất định), hoàn toàn không có chức năng chống điện rò ra nước. Không ít người lầm tưởng như vậy là an toàn, khi đã ngắt là có thể tuyệt đối yên tâm, không cần rút phích cắm hay ngắt cầu dao.

Còn rơ-le chống giật hoạt động dựa trên sự thay đổi của hiệu điện thế. Tuy nhiên cũng không phải an toàn tuyệt đối.

Trong quá trình tắm và dùng nước nóng, nhiệt độ trong bình sẽ thay đổi. Hệ thống sẽ tự cảm biến và sẽ cấp điện lại cho bình để tiếp tục làm nóng nước, do vậy, khả năng người dùng bị điện giật khi vừa tắm vừa bật bình vẫn rất cao.

Còn rất nhiều nguyên nhân khác làm tăng khả năng rò điện, khiến người dùng bị điện giật như: thanh cấp điện sau thời gian dài sử dụng bị bám cặn, hao mòn sẽ gây rò điện vào nước; dây điện lắp chung với ống dẫn nước dùng lâu có thể han gỉ, giòn cũng gây rò điện; gioăng cao su cách điện nối với dây mayso, vỏ bình, dây dẫn bị nứt điện sẽ rò ra ngoài… Điều này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Cách cứu người bị điện giật trong nhà tắm

Vừa tắm vừa bật bình nước nóng rất dễ dẫn đến tình trạng nước bị nhiễm điện rò rỉ ra các vòi nước, đặc biệt là vòi hoa sen dẫn đến người dùng bị điện giật.

Nếu gặp phải tình trạng người thân bị điện giật trong nhà tắm, bạn cần hết sức tỉnh táo và bình tĩnh để xử lý tình trạng này. Quy trình xử lý trường hợp người bị điện giật trong nhà tắm cần đặc biệt lưu ý và thận trọng tránh gây những tai nạn thương tâm.

Bước 1: Lập tức ngắt nguồn điện

Phản ứng đầu tiên khi nhìn thấy người thân bất tỉnh, chưa hiểu chuyện gì xảy ra là chạy ngay vào nên việc chạm vào người bị nạn hay chạm vào nguồn nước nhiễm điện cũng sẽ bị giật theo. Do đó, nếu bạn ở trong trường hợp này, dù bạn chưa biết nguyên nhân thì vẫn nên tìm cách ngắt nguồn điện nhanh nhất có thể rồi mới chạy vào ứng cứu.

Bước 2: Sơ cứu người bị điện giật

Sử dụng các vật không dẫn điện để kéo nạn nhân ra khỏi nơi khô ráo như gỗ, nhựa, tre,… có sẵn trong gia đình. Tiếp theo đó mới tiến hành kiểm tra nạn nhân đang trong trạng thái như thế nào:

  • Nếu còn thở, nhịp tim còn đập, nên gọi ngay tới những cơ sở cấp cứu gần nhất.
  • Nếu không thấy còn nhịp tim hay thở, cần tiến hành hồi sức tim phổi ngay lập tức cho bệnh nhân và gọi cơ sở cấp cứu gần nhất.

Lời khuyên khi dùng bình nóng lạnh

Nếu người dùng mua dòng sản phẩm bình nóng lạnh cao cấp, chính hãng, đảm bảo chất lượng, đầy đủ thông số, an toàn trong tiêu dùng, được lắp đặt đúng quy trình thì vừa tắm vừa bật bình vẫn an toàn. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo người dùng không nên làm như vậy vì hiệu suất sử dụng và tuổi thọ của bình sẽ bị giảm đi rất nhiều.

Nguồn nước cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến độ bền cũng như độ an toàn của sản phẩm. Nếu nguồn nước nhiều tạp chất sẽ dễ bị hao mòn, tiến trình oxy hóa diễn ra nhanh hơn, tác động đến các thiết bị cảm biến gây rò rỉ điện năng. Như vậy, bình cũng sẽ không còn an toàn.

Lời kết:

Hi vọng với những phân tích trên của của bigcongnghe có thể giúp bạn hiểu được mối nguy hại của việc vừa tắm vừa bật bình nóng lạnh. Nếu bạn còn thắc mắc điều gì hãy comment phía dưới cho mình biết nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *