Hướng dẫn viết CV xin việc ấn tượng với nhà tuyển dụng

CV là tấm vé quan trọng đưa bạn lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng. Vậy làm CV như thế nào để bạn trở thành ứng viên nổi bật giữa hàng ngàn CV khác? Vậy hãy để bigcongnghe hướng dẫn bạn viết CV một cách ấn tượng trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung

1. CV xin việc là gì?

Bạn đã rất nhiều lần nghe tới từ CV nhưng lại không thực sự hiểu CV là gì? CV là viết tắt của từ Curriculum Vitae. Đó là một bản mô tả ngắn ngọn các thông tin cá nhân của ứng viên về trình độ giáo dục, kinh nghiệm, kỹ năng… có liên quan tới vị trí ứng tuyển. Đây là công cụ giúp người ứng tuyển và nhà tuyển dụng có thể bước đầu hiểu biết về nhau.

Với ứng viên tìm kiếm việc làm, CV giống như một hình thức “quảng bá” bản thân họ tới nhà tuyển dụng. Còn với người tuyển dụng, CV là bản tóm gọn thông tin, sự phù hợp ban đầu của các ứng viên tiềm năng. Vậy nên, nếu làm tốt CV thì đó có thể là công cụ giúp các ứng viên tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng và tạo ra 50% cơ hội trúng tuyển.

2. Các tiêu chí để đánh giá CV xin việc ấn tượng

2.1. Về hình thức của một CV xin việc ấn tượng

Hình thức là yếu tố thu hút thị giác của người đọc. Ngược lại, một CV thiếu thu hút hoặc quá cẩu thả sẽ gây cảm giác khó chịu. Chưa cần biết kinh nghiệm hay học vấn của bạn tài giỏi tới đâu thì bạn cũng có thể bị loại bỏ ngay. Vì vậy, một CV nên đảm bảo các tiêu chí về mặt hình thức như sau:

  • Ảnh đại diện: Đảm bảo rõ mặt, thể hiện được sự tự tin. Tránh chọn các ảnh không rõ mặt, ảnh mờ, ảnh có quá nhiều chi tiết, hay ảnh gợi cảm không phù hợp.
  • Bố cục CV: Các phần mục trong CV cần được sắp xếp, thiết kế một cách khoa học, được căn chỉnh cẩn thận, hợp lý. Các phần mục cũng cần được phân tách rõ ràng.
  • Màu sắc hợp lý: Màu sắc của CV nên đảm bảo tính trang nhã, lịch sự. Bạn có thể sử dụng màu thương hiệu của công ty bạn đang ứng tuyển để thể hiện sự hiểu biết về công ty và gây ấn tượng. Tránh sử dụng màu đen trắng khi thiết kế CV.

2.2 Về nội dung của một CV xin việc

  • Nội dung của một CV xin việc đạt chuẩn cần đảm bảo ngắn gọn, xúc tích, và đầy đủ thông tin. Có nghĩa rằng bạn cần phô bày ra cho nhà tuyển dụng thấy những kỹ năng, phong cách của bản thân phù hợp với công việc mà công ty đang cần.
  • Các thông tin đưa ra nhất định phải ngắn gọn, dễ đọc và dễ ghi nhớ.
  • Có tính dẫn chứng: Bạn nên kèm các số liệu khi đưa ra một thông tin nào đó.
  • Tránh sai chính tả, tránh viết tắt, hay dùng tiếng lóng, từ ngữ địa phương: Đây là lỗi cấm kỵ, do đó bạn cần đọc lại nhiều lần bản CV hoặc nhờ người khác kiểm tra giúp.
  • Ngôn ngữ đảm bảo sự chân thành, tránh khoa trương, nói quá.

3. Hướng dẫn viết CV xin việc ấn tượng

3.1 Ảnh trong CV xin việc

Nhiều ứng viên làm CV xin việc nhưng lại chưa biết cách chọn một tấm ảnh tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng. Thông qua phần ảnh CV, người tuyển dụng có thể hình dung và nhận diện ra bạn.

Ảnh CV cần đảm bảo nhìn rõ mặt, tốt nhất là ảnh bán thân thay vì một tấm cảnh toàn thân hoặc quá xa mặt. Hình ảnh thể hiện sự nghiêm túc nhưng không nhất thiết là ảnh thẻ. Bạn có thể chọn một bức ảnh cười nhẹ nhàng, toát lên vẻ tự tin mà không làm mất đi sự trang trọng.

Tuyệt đối nên tránh chọn những tấm ảnh quay lưng, che mặt, vỡ nét.

3.2 Hướng dẫn viết CV phần Thông tin cá nhân

Phần thông tin cá nhân trong CV cần đề cập tới: Họ tên, năm sinh, số điện thoại, địa chỉ hiện tại và email liên lạc.

Hướng dẫn viết CV phần Thông tin cá nhân cần lưu ý như sau:

  • Viết họ tên đầy đủ, tránh viết tắt và để tên thay thế.
  • Số điện thoại: Sử dụng số điện thoại tiện nhất cho việc liên lạc giữa bạn và nhà tuyển dụng.
  • Email: Nên sử dụng địa chỉ email nghiêm túc để tránh mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Tuyệt đối không dùng các email “trẻ con” thiếu chuyên nghiệp như: Bebongdangyeu1234@gmail.com hay Hungdeptrai89@gmail.com…. Một email nghiêm túc nên được đặt theo cấu trúc: Tên + viết tắt của Họ + phần chữ số hoặc Chứ tên + tên đệm + chữ số. Ví dụ: Hoanguyen95@gmail.com; Tungtt8248@gmail.com
  • Địa chỉ: Ghi rõ nơi ở hiện tại.

3.3 Mục tiêu nghề nghiệp.

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là phần đặc biệt quan trọng cho thấy định hướng của ứng viên trên con đường sự nghiệp. Không ai muốn tuyển dụng một người sống không định hướng không mục đích. Vì vậy, bạn hãy xác định một mục tiêu đủ lớn, thể hiện định hướng của bản thân và phù hợp với định hướng phát triển của công ty.

Mục tiêu nghề nghiệp mà bạn đặt ra cần rõ ràng, chi tiết, và có thời gian hoàn thành. Thông thường mục tiêu mà các ứng viên hay lựa chọn khi viết CV bao gồm: Vị trí mà bạn muốn thăng tiến trong tương lai, mục tiêu về doanh số; mục tiêu về mở rộng thị trường, tập khách hàng…

Không nên viết một mục tiêu chung chung như: làm việc trong môi trường năng động, có thể học hỏi được kiến thức mới…

3.4 Hướng dẫn viết CV phần học vấn

Phần học vấn cho nhà tuyển dụng biết về quá trình học tập, chuyên ngành và kiến thức nền của bạn có phù hợp hay liên quan tới công việc bạn ứng tuyển hay không. Do đó, phần học vấn bạn cần nêu được thông tin như: tên trường, chuyên ngành, thời gian học tập; điểm GPA, loại tốt nghiệp.

Ứng viên không nên đưa thông tin quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2. Nên đưa thông tin học tập gần nhất như Đại học, Cao đẳng hoặc Khóa đào tạo nghề.

3.5 Hướng dẫn viết CV mục Kinh nghiệm

Phần kinh nghiệm việc làm cho nhà tuyển dụng biết bạn đã từng làm việc công ty nào, đảm nhận vị trí nào, trách nhiệm chuyên môn là gì? Cách viết CV phần kinh nghiệm làm việc đúng cần đảm bảo ngắn gọn, súc tích, có chọn lọc. Bạn nên liệt kê chúng theo thứ tự thời gian, công việc làm gần đây nhất nêu trước các công việc trước đó.

Hãy đưa vào CV xin việc của bạn những thông tin về thành tựu, kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn đã đạt được ở các công việc trước đó. Quá trình làm việc của bạn cần được đảm bảo bằng các bằng chứng và con số xác thực. Hãy nêu bật những công việc mà bạn cảm thấy nó có liên quan tới vị trí mà bạn ứng tuyển.

Bạn không nên nêu các công việc quá ngắn hạn, hoặc các công việc không liên quan vào CV như: Phát tờ rơi, rửa bát, chạy bàn…

3.6 Hướng dẫn viết CV phần Kỹ năng

Thông qua việc xem xét các kỹ năng của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ cái nhìn khách quan hơn. Bởi lẽ một nhân sự không chỉ có năng lực phù hợp, mà còn phải có kỹ năng và văn hoá phù hợp nữa. Không phải bạn cứ giỏi là sẽ được nhận, trong đó kỹ năng là một yếu tố đặc biệt quan trọng.

Các kỹ năng bạn nên nêu ra thường để phục vụ cho công việc được hiệu quả hơn. Nên bạn hãy liệt kê các kỹ năng liên quan như: Làm việc nhóm; Thuyết trình; Làm báo cáo; Phân tích số liệu; Quản lý thời gian…

3.7 Viết CV phần Sở thích

Sở thích là phần cho thấy tính cách con người bên trong bạn. Nếu các sở thích không có gì đặc biệt và không phục vụ cho công việc thì bạn nên bỏ qua mục này.

Còn nếu bạn có các sở thích giúp phát triển bản thân và công việc thì đừng ngại nêu ra trong CV. Tuy nhiên, hãy nêu ra một cách cụ thể và khách quan nhé. Ví dụ: Đọc bao nhiêu cuốn sách trong 1 năm; Học các khóa học phát triển bản thân khi rảnh; Học ngoại ngữ…

3.8 Hướng dẫn viết CV phần Hoạt động ngoại khoá

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những người có khả năng cân đối thời gian, công việc, nhiệt tình năng động. Đặc biệt, mục này cũng rất hữu ích cho các ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, sinh viên mới ra trường. Do vậy, các hoạt động mà bạn nêu ra cũng cần thể hiện rõ vai trò, vị trí và đóng góp của bạn, bạn học được thêm kỹ năng gì từ các hoạt động đó.

Lời kết:

Hi vọng với các thông tin của bigcongnghe đã giúp bạn hình dung ra được phần nào về những gì bạn cần đưa vào CV và gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Chúc bạn thành công.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *